Nhạc kịch thế giới và Việt Nam – “Cầu nối nghệ thuật” (kỳ 2): Nhạc kịch tại Việt Nam ngày càng sôi động

Loại hình nhạc kịch được du nhập và phổ biến ở nước ta vào những năm 60 của thế kỷ XX. Theo ThS Cao Thị Phương Dung, Giảng viên Khoa Sân khấu, Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội, t

1. Nhạc kịch xuất hiện lần đầu tiên ở Ý vào khoảng thế kỷ XVI – XVII rồi sau đó mới lan ra các nước khác.

Ở Việt Nam, loại hình nhạc kịch được du nhập và phổ biến ở nước ta vào những năm 60 của thế kỷ XX. Vở nhạc kịch đầu tiên phải kể đến là tác phẩm Cô Sao (kịch bản, âm nhạc: Đỗ Nhuận) được dàn dựng theo hình thức và qui mô kinh điển thế giới, công diễn lần đầu năm 1965 với hơn 150 nhạc công, diễn viên. Tiếp sau đó các tác phẩm nhạc kịch khác lần lượt ra đời như: Bên bờ sông Krôngpa (kịch bản, âm nhạc: Nhật Lai) công diễn năm 1968, được sử dụng bằng nhạc cụ dân tộc; Người tạc tượng (kịch bản, âm nhạc: Đỗ Nhuận) công diễn năm 1974, Nguyễn Trãi (kịch bản, âm nhạc: Đỗ Nhuận) công diễn năm 1982.

Nhạc kịch thế giới và Việt Nam - "Cầu nối nghệ thuật" (kỳ 2): Nhạc kịch tại Việt Nam ngày càng sôi động - Ảnh 1.

Trong hơn nửa thế kỷ qua loại hình nghệ thuật này đã có những bước chuyển mình. Dù xuất hiện không liên tục nhưng các dự án nhạc kịch của sân khấu tại TP.HCM và Hà Nội đã tạo nên sự mới mẻ, giúp người yêu nghệ thuật trong nước làm quen với lĩnh vực này.

Một số các tác phẩm nhạc kịch tiêu biểu trong những năm gần đây phải kể đến khá nhiều vở.

2. Trước hết là bộ ba vở nhạc kịch Góc phố danh vọng (2012); Đêm hè sau cuối (2013) và Mộng ước không xa vời (2016) của Nguyễn Phi Phi Anh. Anh vừa là tác giả kịch bản, vừa đạo diễn kiêm nhà sản xuất của 3 vở nhạc kịch này.

Góc phố danh vọng là tác phẩm đầu tay Nguyễn Phi Phi Anh thực hiện tại Việt Nam, ra mắt năm 2012 và được làm lại vào năm 2013. Câu chuyện lãng mạn, mang màu sắc cổ tích và đậm chất trào phúng kể về con tuần lộc mũi đỏ Rudolph hóa thành người và đem lòng yêu tha thiết Roxanne – một ca sĩ phòng trà hám danh đang sống chung với anh thợ xây Flint khờ khạo.

Đêm hè sau cuối là vở nhạc kịch trinh thám lấy cảm hứng từ những tiểu thuyết của Agatha Christie và bộ truyện tranh Thám tử lừng danh Conan với nội dung xoay quanh những cái chết bí ẩn trong ngôi nhà đông con cháu, nhiều người hầu kẻ hạ của bà Thìn và hành trình phá án, tìm ra thủ phạm. Nếu Góc phố danh vọng được phủ một không khí lãng mạn, mang nhiều màu sắc cổ tích với yếu tố hài hước thì Đêm hè sau cuối kể câu chuyện trinh thám, mang đến không gian, mang tính bi kịch và chứa đựng nhiều triết lý.

Mộng ước không xa vời là một câu chuyện đời thường pha chút màu sắc khoa học viễn tưởng của Ken và Mina cùng nhau theo đuổi một cuộc du hành kỳ lạ để ngăn chặn đại dịch virus H-Ô-Hô có nguy cơ xóa sổ nhân loại.

Bộ ba vở nhạc kịch của Nguyễn Phi Phi Anh đã tạo nên cơn sốt vé tại Trung tâm Văn hóa Pháp L’Espace và làm thay đổi thay đổi định kiến thưởng thức về loại hình nghệ thuật nhạc kịch từ trước đến nay: nhạc kịch không hàn lâm, mà rất dễ hiểu và giàu tính giải trí như các loại hình nghệ thuật phổ thông khác như ca nhạc, điện ảnh…

Nhạc kịch thế giới và Việt Nam - "Cầu nối nghệ thuật" (kỳ 2): Nhạc kịch tại Việt Nam ngày càng sôi động - Ảnh 2.

3. Nhóm kịch Buffalo với một loạt các vở nhạc kịch được giới chuyên môn đánh giá cao như Chicago (2013), Tuyết đỏ (lọt vào top 5 đề cử Mai vàng 2013), High School Musical phiên bản Việt (công diễn lần đầu ngày 22/1/2014), và Vũ nữ – là câu chuyện về cuộc đời thăng trầm của những cô gái kiếm sống bằng nghề nhảy múa lần đầu tiên được công diễn tại sân khấu nhỏ 5B Võ Văn Tần năm 2014 (Vở diễn đoạt Huy chương bạc Liên hoan Sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc 2015; đồng thời đây cũng là vở ăn khách nhất của sân khấu 5B Võ Văn Tần thời điểm đó).

Ngay sau thành công của vở Vũ nữ, nhóm kịch Buffalo tiếp tục cho ra mắt các vở nhạc kịch khác như: Tuyết Sài Gòn (2014), Tấm Cám (2016), Thủy Tinh – Đứa con thứ 101 (2018)…

Nhạc kịch hài Tuyết Sài Gòn (tác giả và đạo diễn: Nguyễn Khắc Duy) công diễn lần đầu tiên vào cuối năm 2014 tại Nhà hát kịch 5B đã thu hút sự quan tâm và yêu thích của đông đảo khán giả trẻ. Vở nhạc kịch được dàn dựng theo phong cách Broadway Musical, sử dụng hàng loạt ca khúc là những sáng tác kinh điển của thập niên 1970-1980 như: Last Christmas (Wham), Money Money Money (ABBA), I Will Survive (Gloria Gaynor), Mary’s Boy Child (Boney M)… Năm 2019, Tuyết Sài Gòn được tái dựng trên sân khấu kịch Thế Giới Trẻ, TP.HCM sau khi đã chỉnh sửa một số mảng miếng cho phù hợp. Chỉ có 9 diễn viên, nhưng Tuyết Sài Gòn vẫn đủ sức mang lại không khí sôi động đúng chất nhạc kịch với những màn vũ đạo, những bài hát được nhạc sĩ Hoàng Bách viết riêng cho vở từ năm 2014, và những ca khúc mừng Giáng sinh, năm mới nổi tiếng thế giới. So với bản dựng cũ ở Nhà hát kịch Sân khấu Nhỏ, Tuyết Sài Gòn phiên bản năm 2019 đã khai thác tối đa khả năng ca hát, nhảy múa của từng diễn viên, do có lợi thế biểu diễn trên sân khấu lớn.

Nhạc kịch Tấm Cám (đạo diễn: Nguyễn Khắc Duy) – câu chuyện cổ tích kinh điển Việt Nam được kể lại bằng phong cách nhạc kịch Broadway với âm nhạc, vũ đạo và lối kể chuyện hiện đại, trẻ trung phù hợp cho mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em. Vở nhạc kịch khai thác các tình tiết và nhân vật cổ tích quen thuộc theo một cách mới mẻ nhưng vẫn giữ lại hầu hết những tình tiết quen thuộc của câu chuyện cũ. Tác phẩm mang nhiều giá trị giáo dục, câu chuyện nhấn mạnh khai thác tình chị em và tình cảm gia đình, thay vì chỉ truyền tải thông điệp “ác giả ác báo” như câu chuyện cổ tích gốc. Các tình tiết ghê rợn của bản gốc đã được xử lý một cách nhân văn và đẹp như cách làm của Disney với các nhân vật hoạt hình của mình. Từ đó, câu chuyện Tấm Cám đã chuyển tải những thông điệp của mình theo ý nghĩa, quan điểm mới của xã hội ngày nay, nhân văn và nhân bản hơn. Với trang phục đẹp, sân khấu rực rỡ và những làn điệu chèo lẫn… tiếng tụng kinh được khai thác cùng nhiều bài hát hiện đại, vở nhạc kịch Tấm Cám đạt Giải Mai Vàng 2016.

Thủy Tinh – Đứa con thứ 101 (tác giả – đạo diễn Nguyễn Khắc Duy) công diễn năm 2018. Nội dung vở kịch lấy cảm hứng từ truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh. Tuy nhiên, nếu như trong bản gốc, Thủy Tinh là nhân vật phản diện thì ở vở nhạc kịch này, anh chàng lại được hư cấu độc đáo, hài hước và trở thành nhân vật chính diện. Tác phẩm còn mượn truyền thuyết Lạc Long Quân – Âu Cơ đẻ ra trăm trứng, nở trăm con để lý giải cho sự ra đời của Thủy Tinh với mong muốn mang đến một vở nhạc kịch mang đậm màu sắc thần thoại và mới mẻ nhất, nhưng vẫn giữ được linh hồn của những câu chuyện vốn gắn bó với nhiều thế hệ gia đình Việt Nam từ trước đến nay.

Với các tác phẩm nhạc kịch do nhóm Buffalo tổ chức biểu diễn, Bufalo đã tiếp tục tô đậm phong cách nhạc kịch Việt Nam, cũng như thu hút sự quan tâm của công chúng đến với thể loại mới mẻ này.

Nhạc kịch thế giới và Việt Nam - "Cầu nối nghệ thuật" (kỳ 2): Nhạc kịch tại Việt Nam ngày càng sôi động - Ảnh 3.

4. Bên cạnh những vở nhạc kịch thành công do nhóm Buffalo mang lại, các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp khác như Nhà hát Giao hưởng – Nhạc – Vũ kịch TP.HCM, Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam, Nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long hay Nhà hát Tuổi trẻ cũng ra mắt nhiều vở nhạc kịch có giá trị với chất lượng biểu diễn độc đáo.

Đó là sân khấu Idecaf với nhạc kịch Tiên Nga (tác giả: NSND Nguyễn Thành Châu, Nguyễn Thị Minh Ngọc, Nguyễn Hồng Dung; biên kịch và đạo diễn: NSƯT Thành Lộc) ra mắt vào tháng 12 năm 2017. Các nhà chuyên môn nhận định tác phẩm Tiên Nga chính là chuẩn mực của nhạc kịch thuần Việt. NSƯT Thành Lộc và nhạc sĩ Đức Trí đã khai thác âm nhạc ngũ cung, tạo sự khác biệt rất lớn đối với những dự án nhạc kịch trước đó. Năm 2019, nhạc kịch Tiên Nga lại tạo thêm tiếng vang bằng giải Nhất chuyên ngành sân khấu – Giải thưởng Văn học nghệ thuật TP.HCM 5 năm lần thứ 2 và được bạn đọc báo Người Lao Động bầu chọn Giải Mai Vàng năm 2018.

Cũng trong năm 2018, Nhà hát Giao hưởng – Nhạc – Vũ kịch TP.HCM ra mắt vở nhạc kịch Dế mèn phiêu lưu ký (Kịch bản văn học của Vũ Việt Anh, Trần Nhật Minh; âm nhạc và lời hát do nhạc sĩ Vũ Việt Anh thực hiện). Vở nhạc kịch dựa trên tác phẩm cùng tên của nhà văn Tô Hoài, ra mắt lần đầu tiên vào tháng 12/2018 đã gây ấn tượng khá lớn cho người xem. Đây là tác phẩm đầu tiên tại Việt Nam được viết theo phong cách âm nhạc “musical broadway” – một loại hình sân khấu mới kết hợp các kỹ xảo, nghệ thuật thị giác của sân khấu hiện đại với nghệ thuật nhạc kịch được phổ thông hóa kết hợp nhiều loại âm nhạc khác nhau như nhạc pop, rock, jazz, âm nhạc dân gian Việt Nam và cả nhạc cổ điển. 

Nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long với 2 tác phẩm nhạc kịch thuần Việt Hà Nội xưa và nay, Tôi đọc báo sáng nay (2020); đặc biệt vở nhạc kịch Tôi đọc báo sáng nay (kịch bản: ca sĩ Khánh Linh, đạo diễn: nhạc sĩ Dương Cầm, đạo diễn sân khấu: Linh 3T) đã phản ánh thú vị cuộc sống đương đại ở Hà Nội. Ở đó, những câu chuyện quen thuộc, những vấn đề chung của đô thị, như vệ sinh môi trường, hàng xóm láng giềng, sinh hoạt khu phố… hay những vấn đề thời sự như phòng, chống dịch Covid-19, ủng hộ bão lụt ở miền Trung… được chuyển tải sinh động bằng âm nhạc và diễn xuất.

Nhà hát Tuổi trẻ những năm gần đây dàn dựng khá nhiều các vở nhạc kịch dành cho giới trẻ. Nổi bật có Trại hoa vàng (2022), Rồi tôi sẽ lớn (2022) và Sóng (2022).  

Nếu như nhạc kịch Trại hoa vàng (đạo diễn: NSƯT Lê Ánh Tuyết, được chuyển thể từ tác phẩm văn học cùng tên của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh) đề cập đến chủ đề tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho bạn trẻ; thì  nhạc kịch Rồi tôi sẽ lớn (kịch bản: nhà báo, nhà văn Hoàng Anh Tú, đạo diễn: NSƯT Lê Ánh Tuyết) là một bước tiến mới của Nhà hát Tuổi trẻ khi nó đi sâu khai thác tâm lý, tình cảm, ước mơ và những mâu thuẫn đời sống của người trẻ trong gia đình, trên ghế nhà trường và bên ngoài xã hội; hướng tới việc hóa giải những mâu thuẫn giữa cha mẹ – con cái ở giai đoạn tuổi dậy thì của con. Tác phẩm không chỉ giúp cha mẹ hiểu những biến động tâm lý của con mà còn giúp chính các con thấu hiểu lòng cha mẹ.

Nhạc kịch thế giới và Việt Nam - "Cầu nối nghệ thuật" (kỳ 2): Nhạc kịch tại Việt Nam ngày càng sôi động - Ảnh 4.

Rồi tôi sẽ lớn được coi là vở nhạc kịch đầu tiên về lứa tuổi dậy thì trình diễn trên sân khấu Nhà hát Tuổi trẻ cho đến nay. Tác phẩm này được dàn dựng không chỉ dành riêng cho đối tượng khán giả trẻ, đặc biệt là lứa tuổi mới lớn, mà còn hướng đến các bậc ông bà, cha mẹ và những người quan tâm đến thế hệ tương lai. Vở nhạc kịch Rồi tôi sẽ lớn chinh phục khán giả trẻ và lứa tuổi học sinh bằng các yếu tố mới mẻ, hiện đại, những trào lưu, xu hướng thịnh hành trong đời sống học đường hôm nay.

Cũng trong năm 2022, Nhà hát Tuổi trẻ tiếp tục cho ra mắt vở nhạc kịch Sóng (biên kịch: Kim Thùy, đạo diễn sân khấu: Đào Duy Anh, đạo diễn nhạc kịch: Nguyễn Triều Dương; tổng đạo diễn: NSƯT Cao Ngọc Ánh). Tác phẩm lấy cảm hứng từ vẻ đẹp trong thơ và cuộc đời thực của nữ thi sĩ tài hoa Xuân Quỳnh, công diễn ngày 18/3/2022 tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Sóng tái hiện câu chuyện tình của vợ chồng nhà thơ Xuân Quỳnh – Lưu Quang Vũ. Ca khúc Thuyền và biển là chủ đề chính xuyên suốt vở nhạc kịch, trong đó còn có 10 bài thơ của Xuân Quỳnh được đưa vào vở với sự hòa âm, phối khí mới như: Sóng, Nếu ngày mai em không làm thơ nữa, Tự hát, Mắt của trời xanh, Nhà chật… qua từng cung bậc cảm xúc đã nói lên tiếng lòng của các nhân vật, đồng thời tạo sự gần gũi với khán giả yêu thơ Xuân Quỳnh.

Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam (VNOB) cũng là một trong những đơn vị với nhiều vở nhạc kịch kinh điển. Điển hình là vở Những người khốn khổ (đạo diễn Triều Dương, biên đạo múa Linh An, tổng đạo diễn NSƯT Trần Ly Ly) ra mắt năm 2021. Tác phẩm quy tụ gần 100 nhạc công và nghệ sĩ opera trong, ngoài nước với những bản nhạc kinh điển như Do You Hear the People Sing?, One Day More, On My Own và I Dreamed a Dream. Những giai điệu quen thuộc vang lên trong các trường đoạn gắn liền số phận nhân vật, tạo cảm xúc. Các màn aria với dàn hợp xướng quốc tế Hanoi Voices được dàn dựng công phu, cùng với hiệu ứng màn chiếu sân khấu và đồ họa kết hợp với sự đầu tư về phục trang cho thấy thân phận của những tầng lớp thấp hèn trong xã hội Pháp thế kỷ 19, với tông màu nâu đồng đều đã mang lại tác phẩm mãn nhãn đối với người xem.

              ***

Như vậy, từ năm 1965 đến nay, loại hình nhạc kịch ngày càng trở nên phổ biến và được đông đảo công chúng yêu thích. Với nỗ lực, tâm huyết đem đến cho khán giả Việt Nam những vở nhạc kịch, vũ kịch, ballet danh tiếng quốc tế và thuần Việt của những nghệ sĩ, các nhà hát trong Nam, ngoài Bắc đã công diễn nhiều vở nhạc kịch đặc sắc và làm cho thị trường nhạc kịch ngày càng trở nên sôi động.

                                                                    (Còn tiếp)

Nhận xét của nhà cái Ubet68

Trước sự biến chuyển của thời kỳ đổi mới, loại hình âm nhạc kịch đã từng phủ sóng và phổ biến rộng rãi tại Việt Nam vào những năm 60 của thế kỷ XX. Giới chuyên môn đã có những suy nghĩ đáng chú ý về sự du nhập và ảnh hưởng của loại hình nghệ thuật này. Theo ThS Cao Thị Phương Dung, một giảng viên tại Khoa Sân khấu, Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội, âm nhạc kịch mang đến không chỉ giá trị nghệ thuật mà còn là nơi thể hiện văn phong vui vẻ, tích cực, tạo nên sự đa dạng và tiếp cận được nhiều tầng lớp khán giả.

Song song với việc thảo luận về văn hóa và nghệ thuật, Ubet68 là điểm đến lý tưởng cho những người yêu thích trải nghiệm cá cược thể thao và game bài trực tuyến. Với giao diện tinh tế, an toàn bảo mật thông tin, và đội ngũ hỗ trợ chuyên nghiệp, Ubet68 mang đến trải nghiệm giải trí đầy thú vị và tiện lợi. Hãy cùng khám phá và tham gia Ubet68 để thưởng thức những trò chơi hấp dẫn và nhận những ưu đãi đặc biệt từ nhà cái này!

Từ khoá được tìm kiếm nhiều nhất: ubet68, ubet68 casino, ubet68one, ubet68 one

Chủ đề:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tắt [X]