Ông Tạ Quang Đông (Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL) kỳ vọng: Sự lan tỏa của LHP quốc tế Hà Nội lần thứ VII (HANIFF VII) sẽ góp phần quảng bá rộng rãi, đưa Thủ đô trở thành điểm đến mới, đầy hấp dẫn trên trên bản đồ điện ảnh.
Sáng 5/11, tại Hà Nội, Thứ trưởng Tạ Quang Đông (Trưởng ban chỉ đạo LHP quốc tế Hà Nội lần thứ VII) đã chủ trì cuộc họp báo công bố nội dung, thông tin. Phát biểu tại họp báo, Thứ trưởng Tạ Quang Đông cho biết, với khẩu hiệu “Điện ảnh: Sáng tạo – Cất cánh”, HANIFF VII diễn ra từ 7 đến 11/11 là hoạt động văn hóa trọng điểm trong năm 2024 do Bộ VH,TT&DLphối hợp cùng UBND TP Hà Nội chỉ đạo thực hiện.
HANIFF VII năm nay có sự góp mặt của 117 phim dài và phim ngắn của 51 quốc gia và vùng lãnh thổ, được tuyển chọn từ hơn 500 bộ phim đăng ký tham dự. Các quốc gia có phim tham dự HANIFF VII gồm Hoa Kỳ, Pháp, Thụy Điển, Nga, Đan Mạch, Na Uy, Trung Quốc, Nhật Bản… Thứ trưởng Tạ Quang Đông nhấn mạnh, sự lan tỏa của HANIFF VII sẽ góp phần quảng bá rộng rãi, đưa Hà Nội – Việt Nam trở thành điểm đến mới, đầy hấp dẫn trên bản đồ điện ảnh.
Nam diễn viên Việt Nam duy nhất có mặt trong BGK
Như tin báo điện tử Thể thao và Văn hóa (TTXVN) đã đưa, BTC LHP quốc tế Hà Nội lần thứ VII vừa công bố danh sách Ban giám khảo hạng mục Phim dài dự thi, gồm nhà phê bình phim Teréz Vincze, nhà sản xuất phim William Pfeiffer, đạo diễn – biên kịch Sophie Linnenbaum, đạo diễn – nhà sản xuất Chartchai Ketnust và diễn viên Hứa Vĩ Văn.
Chia sẻ về vai trò “cầm cân nảy mực”, diễn viên Hứa Vĩ Văn cho biết: “Đã gắn bó với HANIFF suốt những năm qua với tư cách diễn viên trẻ, năm nay được mời làm thành viên trong Ban giám khảo phim dài là một điều đặc biệt với tôi. Đặc biệt ở chỗ tôi là nam diễn viên Việt Nam đầu tiên được ngồi vào vị trí giám khảo liên hoan quốc tế này. Điều thứ 2 cho thấy bản thân tôi sẽ có một góc nhìn mới mẻ hơn khi chấm giải năm nay. Lý do bởi tôi là một diễn viên đương thời. Tôi đang tham gia hoạt động, sát sao trong lĩnh vực phim ảnh thương mại, tiệm cận thị trường và đón nhận sự “cởi mở” trong phát triển của nền điện ảnh Việt Nam”.
Thực tế, Hứa Vĩ Văn đã ghi dấu qua hàng loạt vai diễn ấn tượng trong nhiều bộ phim ăn khách như Chàng trai năm ấy, Em là bà nội của anh, Đất rừng Phương Nam… Không chỉ dừng lại ở vai trò diễn viên, Hứa Vĩ Văn còn lấn sân sang sản xuất phim, đồng thời khám phá đam mê hội họa với loạt triển lãm cá nhân. Anh còn góp phần truyền cảm hứng cho các diễn viên trẻ qua vai trò giảng dạy.
“Hơn bao giờ hết, tôi có góc nhìn của người tiếp nối, hiện hữu tâm tư của các nhà làm phim mới và hội nhập gần gũi với quốc tế. Tôi tự tin ở khía cạnh của mình khi thảo luận, nhận xét và thấu hiểu những khó khăn và tâm tư của nhà làm phim thời đại mới. Từ đó dễ dàng đánh giá hơn mọi khía cạnh từ nghệ thuật đến chất lượng” – Hứa Vĩ Văn chia sẻ thêm.
Lý do chọn “Ngày xưa có một chuyện tình”
Tương tự hạng mục giám khảo Phim dài dự thi, điện ảnh Việt Nam cũng chỉ đề cử một phim dài dự thi, đó là Ngày xưa có một chuyện tình.
Tại sao chọn một phim chuyển thể từ tác phẩm cùng tên của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, mà không phải những “bom tấn” phòng vé, hoặc những phim đã giành giải quốc tế trong 2 năm qua, ông Vi Kiến Thành, Trưởng Ban tổ chức LHP, lý giải tại cuộc họp báo: “Điều lệ của HANIFF quy định điều kiện phim dự thi là phim chưa từng đoạt giải ở các LHP khu vực châu Á. Cu li không bao giờ khóc, Những đứa trẻ trong sương từng thắng giải Phim châu Á dự thi xuất sắc tại LHP châu Á – Đà Nẵng và một số LHP khác trong khu vực. Nhà bà Nữ, Mai, Lật mặt 7: Một điều ước cũng thắng một số giải tại hạng mục Phim Việt Nam dự thi tại LHP châu Á – Đà Nẵng. Do đó, các phim này chỉ đưa vào chương trình Điện ảnh Việt Nam đương đại, trong khuôn khổ HANIFF năm nay”.
Còn Thứ trưởng Tạ Quang Đông thì cho rằng: “Nghệ thuật không thể rạch ròi tiêu chí như toán học. Chúng tôi đánh giá phim dựa trên cảm xúc phim tạo ra cho người xem và những thông điệp để lại sau khi phim kết thúc. Ngày xưa có một chuyện tình đồng thời là phim khai mạc LHP quốc tế Hà Nội lần thứ VII. Không riêng phim này, 9 phim còn lại trong hạng mục Phim dài dự thi đều có tính nghệ thuật cao”.
HANIFF VII sẽ chính thức được khai mạc tại Nhà hát Hồ Gươm vào lúc 20h ngày 7/11, được truyền hình trực tiếp trên Đài PTTH Hà Nội và livestream trên các nền tảng mạng xã hội. Lễ bế mạc và trao giải thưởng diễn ra lúc 20h ngày 11/11 tại Nhà hát Hồ Gươm; truyền hình trực tiếp trên VTV2. Điều đặc biệt là tại HANIFF VII, sân khấu và các không gian, hoạt động… đều được thiết kế đậm nét tôn vinh những giá trị di sản và văn hóa truyền thống.
Ý tưởng kịch bản của lễ khai mạc, lễ bế mạc và trao giải thưởng lấy cảm hứng từ nghệ thuật văn hóa dân gian truyền thống, đan xen những công trình kiến trúc hiện đại, mang tính biểu tượng của Hà Nội. Mục tiêu là tạo nên không khí tươi trẻ, tràn đầy sức sống, phù hợp với không gian của một LHP quốc tế, nơi mà nghệ thuật và văn hóa được tôn vinh và phát triển.
LHP đã tuyển chọn được 117 bộ phim của 51 quốc gia và vùng lãnh thổ để trình chiếu. Những bộ phim đa sắc màu phong cách thể hiện độc đáo, sáng tạo, hứa hẹn tạo nên một kỳ LHP sôi nổi, sống động, giàu bản sắc.
Nhận xét của nhà cái Ubet68
“Ngày càng nhiều người yêu thích điện ảnh đang dõi theo các sự kiện phim trên khắp thế giới, và Hà Nội chắc chắn không phải là ngoại lệ. LHP quốc tế Hà Nội lần thứ VII (HANIFF VII) hứa hẹn sẽ mang đến cho thủ đô không chỉ là những bộ phim xuất sắc mà còn là cơ hội để Hà Nội tỏa sáng trên bản đồ điện ảnh thế giới. Đó sẽ là điểm đến mới, đầy hấp dẫn cho tín đồ điện ảnh.
Với sứ mệnh góp phần vào sự thành công của sự kiện đặc biệt này, Ubet68 mong muốn chia sẻ niềm vui với cộng đồng yêu điện ảnh. Ubet68 – sân chơi cá độ thể thao hiện đại, đã sẵn sàng đồng hành cùng tất cả mọi người trong những trận đấu kịch tính, đưa đến những trải nghiệm không thể nào quên. Hãy cùng Ubet68 thưởng thức điện ảnh đến từ Hà Nội và khám phá thêm nhiều điều thú vị khác!”
Từ khoá được tìm kiếm nhiều nhất: ubet68, ubet68 casino, ubet68one, ubet68 one