Sự hiện diện của Hà Nội trong dòng chảy văn chương ở mỗi giai đoạn đều để lại dấu ấn riêng. Đây là chủ đề chính buổi tọa đàm diễn ra mới đây mang tên Của phố và người – Bóng hình Hà Nội trong dòng chảy văn chương đương đại.
Ở mỗi giai đoạn khác nhau, diễn ngôn về Hà Nội luôn được tiếp nối và bám sát những biến động trong chiều dài lịch sử của thành phố.
“Như giọt mực nhỏ vào Hồ Tây…”
Theo ghi nhận của nhà phê bình văn học Phạm Xuân Thạch, có những con phố ở Hà Nội mà nhà cửa bị bán sạch, không còn người gốc sinh sống ở đó. Có rất nhiều khu vực ở Hà Nội bị thay đổi. Ông dẫn chứng: “Vào những năm 1980, chúng ta đứng trên nóc của Cung Thiếu nhi Hà Nội có thể nhìn thấu đến sông Hồng. Còn bây giờ việc này là không thể. Hiện nay, rất ít nơi trong khu vực quanh Hồ Hoàn Kiếm có thể nhìn thấy sông Hồng”.
Ông Thạch kể, cách đây hơn 10 năm, ông từng chiếu phim Hà Nội trong mắt ai của đạo diễn Trần Văn Thủy cho sinh viên xem. Nhiều sinh viên đã hỏi phim này được quay ở đâu? “Các em đã không thể nhận ra diện mạo của thành phố này. Bởi, Hà Nội ở trong phim giờ đây đã có một lớp phủ với bề ngoài tưởng như hào nhoáng, nhưng thực chất lại lộn xộn” – ông Thạch bày tỏ – “Hà Nội sở dĩ đẹp như Hà Nội trong mắt ai chính là nhờ sự đồng nhất trong quy hoạch xây dựng đô thị. Thời kỳ này, 10 ngôi nhà được xây dựng thì số tầng, tỷ lệ cửa, ban công như nhau cả 10… Còn với Hà Nội hôm nay lại phát triển với những tòa nhà cao tầng được xây lên giữa một rừng nhà 3-4 tầng”.
Nhà văn Nguyễn Việt Hà thì cho rằng, nếu chỉ loanh quanh ở phố cổ sẽ thấy Hà Nội không đổi thay quá nhiều. Ông “con giai phố cổ” chính hiệu này cho biết, khoảng từ những năm 1980 tới nay, Hà Nội vẫn còn tìm được những hàng ăn bún thang, phở… mang hương vị, hình hài như Thạch Lam, Vũ Bằng từng viết. Hoặc, bộ mặt của phố Hà Nội vẫn được tạo ra bởi những sạp hàng bày bán liền nhau của lớp thị dân. Với nhà văn này, Hà Nội chỉ đổi thay nhiều ở sinh viên, những người trẻ “ít làm thơ hơn đám đi trước”.
Đồng quan điểm, một ông “con giai phố cổ” khác – họa sĩ Đinh Công Đạt bày tỏ, Hà Nội có thay đổi nhưng cái lõi của nó lại không thay đổi. Đó là người Hà Nội. Theo anh, bao năm nay, người Hà Nội chẳng thay đổi là mấy. Họ vẫn đanh đá như thế, vẫn hay ăn quà, vẫn hay… luồn lách khi đi đường… Còn nhà văn Đỗ Phấn thì cho rằng, Hà Nội có thể thay đổi rất nhiều về mặt hình ảnh, sinh hoạt, cấu tạo cư dân, nhưng có một thứ cho đến tận hôm nay không thay đổi. Đó là nề nếp, tác phong, cách ứng xử của người Hà Nội đã có một bề dày lịch sử.
“Nhiều người Hà Nội cũ đã đi khỏi vùng lõi để sống ở vùng ngoại vi thành phố, nhưng tính cách, ứng xử của họ dù nhỏ nhưng vẫn luôn tồn tại. Nó bền bỉ đi qua hết năm này đến tháng khác, nó chỉ như giọt mực nhỏ vào Hồ Tây nhưng đến một lúc nào đó tính cách ấy sẽ được lan tỏa. Và, chúng ta không sợ tính cách của người Hà Nội mất đi đâu, vì nó vẫn sẽ đọng lại trong mỗi người theo cách như vậy” – ông Phấn bày tỏ.
Viết từ những sự đổi thay…
Là một cây bút chuyên tâm với đề tài Hà Nội, Đỗ Phấn nhìn Hà Nội với biết bao đổi thay theo thời gian. Với ông, Hà Nội có những thay đổi nhỏ nhưng cũng có những thay đổi lớn, có những thay đổi có lợi và cũng có nhiều thay đổi không hay, tất cả đều trở thành tiền đề cho những người cầm bút.
Thực tế, trong dòng chảy văn chương đương thời mà Hà Nội là đối tượng sáng tạo, có không ít nhà văn viết về những sự đổi thay của Hà Nội ở nhiều khía cạnh khác nhau. Qua sự viết về những đổi thay này, diện mạo Hà Nội được hiện lên bằng những diễn ngôn sống động.
Như lời nhà văn Nguyễn Trương Quý, có một sự tái hiện không gian của Hà Nội rất đáng chú ý trong tác phẩm văn chương đương thời. Chẳng hạn như Nguyễn Việt Hà trong tiểu thuyết Cơ hội của Chúa có một chi tiết khá thú vị có thể dùng làm khảo sát cho sự biến động của nhà trong phố.
“Gia đình của nhân vật Hoàng đã xin phép cha xứ cho “vẩy” (chữ của Nguyễn Việt Hà) thêm một cái gác xép nhô ra, nhìn về phía vườn của khu nhà dòng. Đây là cách thức rất quen thuộc trong việc cơi nới nhà cửa của người Hà Nội ở giai đoạn mà họ muốn mở rộng không gian sống, nhưng chưa có nhiều điều kiện” – Nguyễn Trương Quý phân tích – “Những mô tả thay đổi về mặt cơ học, vật chất này được khá nhiều tác giả xây dựng trong những trang viết dày dặn cho thấy một khía cạnh thay đổi khá điển hình của Hà Nội. Đó là sự biến đổi hình thái kiến trúc, bối cảnh không gian”.
Nguyễn Trương Quý cho rằng, khung cảnh Hà Nội thời mở cửa rõ ràng là một chất liệu sống động, dù thực tế nó trông bề bộn, thậm chí rất khó để gọi là thành phố đẹp. Nhưng khi qua sự viết của nhiều nhà văn, Hà Nội lại hiện lên đầy hấp dẫn của đời sống tựa như ống kính vạn hoa.
“Sự lộn xộn, trăm bề tứ phương của Hà Nội thực sự là một nét gợi cảm ở một nghĩa nào đó khiến cho người nơi khác không ngớt đến đây để tìm hiểu. Họ cảm thấy thú vị với Hà Nội, say mê với những xộc xệch trong những khuôn hình của phố mà không gặp được ở nơi khác”.
Còn nhà phê bình văn học Phạm Xuân Thạch lại khẳng định, Hà Nội là một thành phố trong số ít thành phố ở Việt Nam có được những tác giả kiên định với nó. Chính vì là một đô thị lâu đời và bền vững, Hà Nội thu hút được sự quan tâm lớn của văn chương và dần dần hình thành nên những tích lũy về mặt văn hóa. Và ở mỗi thời đại, văn chương về Hà Nội sẽ kể về những câu chuyện khác nhau.
Theo ông Thạch, nếu lấy cột mốc khởi đầu cho dòng văn học viết về Hà Nội trong bối cảnh văn chương đương thời, ta phải quay về với Thạch Lam. Mặc dù trước Thạch Lam, Hà Nội đã từng được mô tả như một không gian, bối cảnh trong những sáng tác kịch, truyện ngắn từ những năm 1920. Nhưng, cảm xúc của thế hệ này về Hà Nội với những Phạm Duy Tốn, Tản Đà, Nguyễn Công Hoan… là một không gian ta buộc phải sống, cho ta thấy rất nhiều câu chuyện tang thương.
“Còn đến thế hệ của Thạch Lam bắt đầu cho ta thấy ý thức về một đô thị chứa đựng những giá trị phải tìm lại, phải ấn định lại. Đó là một Hà Nội thuộc địa, một Hà Nội từ những năm 1954 cho đến 1975… mang dấu ấn anh hùng ca. Hà Nội thời điểm này là Thủ đô, là đại diện cho giá trị của dân tộc, đối lập với các giá trị ngoại lai. Một ví dụ thú vị có thể kể đến, đó là tùy bút Phố Phái của Nguyễn Tuân, viết về Bùi Xuân Phái, lại được in trong tập sách Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi in năm 1972” – ông Thạch phân tích.
Cũng theo nhà nghiên cứu này, Hà Nội thời kỳ này còn được kể trong những tùy bút, những nghiên cứu của Giang Quân, Nguyễn Văn Uẩn, Hoàng Đạo Thúy, Tô Hoài… Sau đó, chúng ta có thế hệ đi tìm kiếm các giá trị văn hóa của Hà Nội như Đỗ Phấn, Nguyễn Việt Hà, Nguyễn Trương Quý… như hiện nay.
Rõ ràng, Hà Nội đã hiện diện một cách rõ nét trong dòng chảy của văn chương đương thời bằng những diễn ngôn, quan điểm sáng tạo đa thế hệ. Để rồi, Hà Nội không thuần túy xuất hiện trong văn chương như một đối tượng sáng tác, mà hơn thế, như cách kiến giải, khám phá những vỉa tầng văn hóa lắng sâu từ các biến chuyển trong suốt chiều dài của thành phố. Để rồi, Hà Nội vẫn mãi là của phố và người, của những thế hệ viết tiếp nối.
Nhận xét của nhà cái Ubet68
Hà Nội, thủ đô của Việt Nam, luôn tỏa sáng trong dòng chảy văn chương ở mỗi giai đoạn lịch sử. Từ những tác phẩm cổ điển đậm chất văn học dân tộc đến những sáng tác đương đại hiện đại, Hà Nội luôn là nguồn cảm hứng không nguôi cho các tác giả. Buổi tọa đàm “Của phố và người – Bóng hình Hà Nội trong dòng chảy văn chương đương đại” đã khiến mọi người hiểu rõ hơn về sức sống, tinh thần của thành phố này.
Không chỉ là đề tài hấp dẫn cho văn chương, Hà Nội còn là điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích cá độ và trải nghiệm thú vị tại Ubet68. Với giao diện tinh tế, đa dạng trò chơi và chính sách khuyến mãi hấp dẫn, Ubet68 không chỉ là nơi giải trí lý tưởng mà còn mang đến những trải nghiệm đáng nhớ. Hãy tham gia Ubet68 ngay hôm nay để cảm nhận sự chuyên nghiệp và tiện lợi từ đội ngũ hỗ trợ của chúng tôi!
Từ khoá được tìm kiếm nhiều nhất: ubet68, ubet68 casino, ubet68one, ubet68 one