Thể thao Việt Nam và thách thức TOP 50 Olympic: Cái giá cho tấm HCV

Tại Olympic Tokyo 2020, đoàn thể thao Philippines lần đầu tiên trong lịch sử có chiếc HCV Olympic nhờ công của nữ lực sỹ Hidilyn Diaz ở nội dung cử tạ 55 kg. Kỳ tích này đã được viết thành sách bán rất chạy ở Philippines khi kể về cuộc hành trình đầy sự hy sinh của nhà vô địch. Tuy nhiên, tại Olympic Paris 2024, đoàn Philippines tiếp tục có HCV, không những 1 mà đến 2 chiếc do công của VĐV thể dục Carlos Yulo và “cốt truyện” lần này liên quan đến… tiền. Rất nhiều tiền.

1. Thông tin từ truyền thông Philippines cho biết, chỉ riêng chiến dịch Olympic Paris 2024 đã được dành một khoản ngân sách lên đến 4 triệu USD, trong đó có việc các VĐV Philippines sang Pháp sớm 1 tháng và thuê trung tâm thể thao hiện đại ở Marseilles để tập luyện.

Chiếc HCV lịch sử của Diaz đã thay đổi tư duy đầu tư của thể thao Philippines. Trong cuốn sách viết về Diaz, những tác giả đã đề cập đến sự thành công ấy gắn liền với GDP quốc gia trong những năm gần đây. Thể thao Philippines nhìn thấy chiến thắng ở Thế vận hội là điều khả thi. Nếu chỉ nỗ lực của VĐV còn có thể đạt được mục tiêu, thì việc đầu tư mạnh chắc chắn sẽ khiến điều đó trở nên gần hơn.

Mặc dù không có một nghiên cứu khoa học chính xác nào về việc làm thế nào để giành HCV Olympic, nhưng có một điều chắc chắn là để chiến thắng thì VĐV phải được đầu tư theo một chế độ đặc biệt. Mặc dù có nhiều nhà vô địch Olympic đến từ các quốc gia nghèo, nhưng quá trình luyện tập của họ phần lớn diễn ra ở nước ngoài, tại những nơi có điều kiện tốt nhất, đồng nghĩa với sự tốn kém lớn.

Đó chính là nội dung của khái niệm “đầu tư trọng điểm” của thể thao Việt Nam (TTVN). Theo đó, sẽ có một số môn thế mạnh được chọn lựa để tập trung nguồn lực đầu tư, chủ yếu là đi tập huấn dài hạn ở những quốc gia mạnh nhất các môn thể thao đó. Vấn đề là nếu làm như vậy, TTVN cần có tiền, rất nhiều tiền.

Bởi thực tế là nhóm môn thế mạnh mà chúng ta dự kiến chọn làm trọng điểm, không môn nào có chi phí thấp cả. Ví dụ như bắn súng, không thể cứ bắn “tưởng tượng” như trước. Nhưng sau bao nhiêu năm thì chỉ mới đây chúng ta đầu tư được trường bắn hiện đại, vẫn còn thiếu súng “xịn”, đạn và trang thiết bị hỗ trợ VĐV. Những môn không yêu cầu trang thiết bị, thì lại cần một chế độ dinh dưỡng “khủng” cho VĐV và nhất là được tập huấn ở nước ngoài, như trường hợp Ánh Viên sang Mỹ, hay các lực sỹ cử tạ sang Trung Quốc, đua thuyền sang Australia …

Tổng ngân sách chi cho toàn bộ ngành thể thao mỗi năm cũng chưa đến 1.000 tỷ, và đây cũng chỉ mới dừng lại ở chế độ lương, thưởng cho VĐV ở tất cả các môn, cho nhiều sự kiện quốc tế, chưa nói đến những hoạt động mang tính đầu tư hay riêng “chiến lược vàng Olympic”. Thậm chí, như đã biết, bắn súng Việt Nam vừa chia tay một chuyên gia người Hàn Quốc đã gắn bó 10 năm mà nguyên nhân sâu xa vẫn là không đủ tiền trả lương nhiều hơn cho vị này.

Câu chuyện tài chính cho thể thao đỉnh cao không phải là làm sao để phình to “bầu sữa ngân sách”. Vì thế mà lần đầu tiên, khái niệm “kinh tế thể thao” được đề cập như một đề mục chính thức trong Chiến lược phát triển TDTT đến năm 2030 và tầm nhìn 2045. Mọi thứ rất rõ ràng, muốn đạt được mục tiêu huy chương Olympic thì phải có tiền, mà muốn có tiền thì phải hình thành được kinh tế thể thao.

Câu chuyện thể thao: Giá cho chiếc HCV Olympic - Ảnh 1.

2. Thử gõ cụm từ “Phụ kiện pickleball” hay truy cập vào các website chuyên bán đồ thể thao ở Việt Nam, chúng ta sẽ thấy chủ yếu là vợt, bóng và những trang phục tiêu chuẩn. Pickleball đang là trào lưu lớn nhưng dường như ngành sản xuất và thương mại lại không theo kịp.

Trong khi đó, cùng một từ khóa, nhưng ở các môn marathon hay golf thì các sản phẩm xuất hiện đầu tiên không phải là giày chạy hay gậy chơi mà là các phụ kiện mang tính thời trang, tăng tiện nghi cho người chơi, lại cực kỳ phong phú, đa dạng chủng loại, xuất xứ và có giá bán rất cao.

Đây là một “lát cắt” cho sự mờ nhạt của kinh tế thể thao ở Việt Nam khi mà một trong những yếu tố quan trọng nhất của kinh tế thể thao là sản xuất và thương mại thì gần như tồn tại. Ở Việt Nam, nói đến kinh tế thể thao thì gần như chỉ có một khâu đó là vận động – tài trợ – quảng cáo, những nguồn thu chủ yếu xoay quanh hoạt động thi đấu và có tính chất thời điểm, dễ bị tác động bởi sự thăng trầm của nền kinh tế quốc gia.

Trong khi đó, kinh tế thể thao lại rất rộng lớn. Từ hoạt động kinh doanh tài sản, thị trường và tiêu dùng thể thao; hoạt động kinh doanh thể thao ở trong nước và ở nước ngoài; quản trị sản xuất, dịch vụ và marketing thể thao; kinh doanh thể thao chuyên nghiệp, thể thao giải trí; thị trường lao động và chuyển nhượng VĐV; bản quyền hình ảnh; xổ số thể thao và doanh thu bán vé. Trong số này, tài trợ và quảng cáo chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ.

Rất tiếc ở Việt Nam, lại là lớn nhất, thậm chí là nguồn thu duy nhất. Ấy vậy mà, như trường hợp của bóng bàn, mỗi năm Liên đoàn bóng bàn Việt Nam khai thác chưa đến 900 triệu đồng từ nguồn này.

Hoặc như môn billiards, phong trào tầm rộ, thành tích thì ở tầm thế giới, nhưng chính lãnh đạo Liên đoàn thừa nhận là không đủ tài chính để vận hành bộ máy chứ đừng nói đến việc cấp kinh phí cho VĐV ra nước ngoài thi đấu World Cup.

Tại một cuộc hội thảo gần đây, Phó Giám đốc Sở VH&TT TP.HCM cho biết dù rất tích cực xã hội hóa nhưng tiền từ nguồn này cũng chỉ mới chiếm 20% tổng chi cho các giải thể thao chuyên nghiệp của thành phố. Còn với môn bóng đá, dù mang tiếng là chuyên nghiệp, nhưng mỗi năm doanh thu từ bản quyền các giải đấu của Công ty VPF, đơn vị tổ chức giải, cũng chỉ trên dưới 200 tỷ, một con số không đáng là bao so với gần 1.000 tỷ đồng mỗi năm đổ vào các CLB V-League.

3. Khi kinh tế thể thao được đưa vào Chiến lược 2030-2045, thì đó như là cách cửa mở ra cho ngành thể thao trong việc tìm tiền để phục vụ cho tham vọng huy chương Olympic hay lớn hơn, là vào tốp 50 đoàn mạnh nhất Thế vận hội. Vấn đề hóc búa: Làm như thế nào?

Hồi đầu những năm 2000, tại TP.HCM có Công ty tiếp thị thể thao Á Vận do cựu phó Tổng thư ký Liên đoàn bóng chuyền Việt Nam, ông Trần Văn Nghĩa, làm chủ. Công ty này là đơn vị tạo ra hệ thống giải Grand Prix dành cho 6 đội mạnh nhất của bóng chuyền Việt Nam, mỗi năm đánh 3 tour để kiếm tiền thưởng. Cũng Công ty này đưa giải ATP Challenger của quần vợt về Việt Nam, hay tạo ra Cúp tốc độ ở môn bơi dành cho những kình ngư xuất sắc nhất. Rất tiếc, Công ty ngưng hoạt động sau một thời gian.

Nếu phải bắt đầu cho kinh tế thể thao từ công việc phổ biến nhất là tiếp thị – tài trợ, thì cần làm ở một cường độ và sự sáng tạo cao hơn. Nói đơn giản, là tăng chất lượng của nguồn thu trước khi tìm ra cách để đa dạng dòng tiền cho thể thao.

Báo Thể thao và Văn hóa (Thông tấn xã Việt Nam) xây dựng, triển khai tuyến thông tin và truyền thông giải pháp chuyên đề “THỂ THAO VIỆT NAM VÀ THÁCH THỨC TOP 50 OLYMPIC” trên tất cả các ấn phẩm của tòa soạn, bao gồm báo giấy, báo điện tử và truyền hình, cũng như trên các sản phẩm thông tin mạng xã hội nhằm tạo ra thêm cầu nối giữa các tổ chức, cá nhân với thể thao góp phần vào sự phát triển bền vững hơn cho thể thao nước nhà thông qua việc nâng cao thành tích trên đấu trường quốc tế và vị thế trên mặt bằng xã hội.

Hình thức thông tin cũng được triển khai đa dạng, từ các bài, phóng sự nghiên cứu, phân tích chuyên sâu, ý kiến các chuyên gia thể thao, chuyên gia quản lý, kinh tế, doanh nghiệp… Bên cạnh đó là các bài học kinh nghiệm từ thể thao trong nước đến nước ngoài do chính phóng viên các cơ quan thường trú của Thông tấn xã Việt Nam thể hiện.

Song song trong quá trình triển khai thông tin báo chí, phối hợp cùng ngành thể thao, cũng như các bộ ngành, địa phương liên quan và doanh nghiệp tổ chức các buổi Hội thảo, trao đổi trực tiếp để mổ xẻ, tìm kiếm giải pháp hiệu quả.

Nhận xét của nhà cái Ubet68

Tại Olympic Tokyo 2020, Philippines đã ghi dấu lịch sử khi lần đầu tiên đoàn thể thao nước này giành được HCV Olympic, nhờ cử tạ nữ hạng 55 kg của nữ VĐV xuất sắc Hidilyn Diaz. Kỳ tích này đã trở thành tâm điểm khi cuốn sách kể về hành trình đầy hy sinh của nhà vô địch trở thành sách bán chạy tại Philippines. Đến Olympic Paris 2024, Philippines tiếp tục tạo nên bất ngờ khi giành không chỉ một mà đến hai HCV, đều do các VĐV tài năng như thể dục VĐV Carlos Yulo mang về. Câu chuyện lần này liên quan đến… tiền. Và không phải chỉ một ít, mà là rất nhiều tiền! Điều đặc biệt, với văn phong tích cực, vui vẻ, những chiến thắng lẻ tẻ này đang tạo ra cú sốc và khiến nhiều người chao đảo. Hãy cập nhật thông tin thể thao và cá cược tại Ubet68 – lựa chọn hàng đầu cho những người yêu thích trải nghiệm cá độ thể thao đỉnh cao. Ubet68 – nơi bạn trải nghiệm cá cược trực tuyến một cách thú vị và tiện lợi nhất!

Từ khoá được tìm kiếm nhiều nhất: ubet68, ubet68 casino, ubet68one, ubet68 one

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tắt [X]