Nói đến Trung tướng, Anh hùng LLVT nhân dân Khuất Duy Tiến không thể không nói đến nghệ thuật nghi binh trong Chiến dịch Tây Nguyên, vì chính nghệ thuật nghi binh ông tạo ra đã làm nên chiến thắng thần tốc 1 ngày bằng 20 năm.
Trung tướng, Anh hùng LLVT nhân dân Khuất Duy Tiến là một vị tướng dày dạn trận mạc. Ông đã cầm súng ở các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mỹ cho đến các cuộc chiến bảo vệ Tổ quốc tại biên giới.
Vị tướng dày dạn trận mạc Khuất Duy Tiến đã trút hơi thở cuối cùng vào ngày 23/11/2024, sau khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trên nhiều cương vị.
Vị tướng dày dạn trận mạc
Trong cuộc đời và sự nghiệp của mình, Trung tướng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Khuất Duy Tiến là một vị tướng dạn dày trận mạc, đã cầm súng ở cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mỹ cho đến các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trên biên giới. Hòa bình, trên các cương vị Cục trưởng Cục Quân lực, Hiệu trưởng Trường sĩ quan Lục quân 1 cho đến lúc nghỉ hưu, ông tiếp tục phát huy bản lĩnh, kinh nghiệm của “ngọn cờ đầu trong những mùa chiến dịch” cho sự nghiệp xây dựng quân đội, đào tạo sĩ quan chỉ huy tham mưu giai đoạn mới.
Trung tướng Khuất Duy Tiến sinh ngày 27/2/1931, trong một gia đình cố nông ở xã Đại Đồng, huyện Thạch Thất, Sơn Tây (nay thuộc Hà Nội). Năm 13-14 tuổi, ông tham gia hoạt động cách mạng tại địa phương. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 nổ ra, ông cùng thanh thiếu niên trong làng tham gia giành chính quyền ở xã và ở huyện. Kháng chiến toàn quốc, là thành viên tích cực diệt ác, trừ gian tại địa phương nên ông bị địch để ý, theo dõi rồi bắt, tra tấn, giam cầm ở thị xã Sơn Tây, sau đó đưa về nhà tù Hỏa Lò biệt giam. Sau khi ra tù, ông tiếp tục tham gia hoạt động.
Tháng 9/1950, ông chính thức nhập ngũ vào vào Đại đội 354, Tiểu đoàn 884 (nay là Đại đội 9, Tiểu đoàn 3), Trung đoàn 48, Đại đoàn 320. Theo bước trưởng thành của đơn vị, qua thực tiễn chiến đấu, ông được bổ nhiệm làm Trung đội trưởng Trung đội 19 xung kích trong đội hình Đại đoàn 320 chiến đấu tại Đồng bằng Bắc Đạ. Những chiến dịch Sơn Tây, Hà Nam Ninh, Hòa Bình… ông đều có mặt cùng đồng đội, diệt giặc lập công. Luôn nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, tháng 2/1952, ông được kết nạp vào Đảng.
Với khẩu hiệu “đi lâu, đi sâu, đánh to, thắng lớn… đánh đến thắng lợi hoàn toàn”, ông cùng Sư đoàn 320 hành quân vào chiến trường Quảng Trị, Tây Nguyên, tham gia giải phóng miền Nam. Những tháng năm kháng chiến chống Mỹ gian khổ, ác liệt cũng là những năm tháng rèn đúc lên ý chí và bản lĩnh thép của một Khuất Duy Tiến kiên cường, cẩn trọng, tỉ mỉ, sâu sát.
Chiến dịch ở Đường 9 – Nam Lào năm 1971 là chiến dịch mà ông tham gia với vai trò Trung đoàn trưởng Trung đoàn 64 (Sư đoàn 320), chỉ huy các tiểu đoàn đánh vào điểm cao 543 tiến tới tiêu diệt căn cứ 31 của lữ đoàn dù số 3 – lực lượng thiện chiến nhất của quân ngụy Sài Gòn lúc bấy giờ. Đại tá Nguyễn Văn Thọ, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn dù số 3 khi bị bắt sống trong trận này vẫn không hết bàng hoàng trước sự thiện chiến và quả cảm của các chiến sĩ Trung đoàn 64 dưới sự chỉ huy của Trung đoàn trưởng Khuất Duy Tiến.
Chiến dịch Xuân Hè 1972 của Mặt trận B3-Tây Nguyên, ông đã cùng đơn vị đánh trận mở màn chiến dịch trên điểm cao 1049 (Delta) và trận then chốt thứ nhất của chiến dịch trên điểm cao 1015 (Charlie) đều thuộc địa bàn huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum, tiêu hao nhiều sinh lực địch, tạo điều kiện cho lực lượng của chiến dịch giải phóng Đắk Tô, Tân Cảnh…
Đầu tháng 11/1973, Trung tá Khuất Duy Tiến, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 64 được cấp trên điều về làm Tham mưu phó Sư đoàn 320. Chưa tròn một tuần sau, ông lại có quyết định bổ nhiệm làm Trưởng phòng Tác chiến Mặt trận B3-Tây Nguyên. Lúc này, Bộ tư lệnh Mặt trận nhận nhiệm vụ chuẩn bị mở Chiến dịch Tây Nguyên nhằm tiêu diệt địch theo Đường 14 mở hành lang chiến lược nối liền Tây Nguyên với Đông Nam bộ. Kế hoạch nghi binh do ông trực tiếp soạn thảo đã thành công lừa được địch. Nhờ đó quân ta đã nhanh chóng tấn công và giải phóng Buôn Ma Thuột, tiếp tục truy kích địch trên Đường 7, giải phóng Tuy Hòa, Phú Yên mở đầu cho sự thất bại và tan rã của quân lực Việt Nam cộng hòa tại chiến trường miền Nam Việt Nam.
Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, ông tiếp tục cùng đơn vị chiến đấu, tiêu diệt Sư đoàn 25 ngụy đóng quân tại căn cứ Đồng Dù, Củ Chi, mở cánh cửa thép Tây Bắc Sài Gòn để Quân đoàn 3 đưa lực lượng đánh chiếm các mục tiêu quan trọng trong nội đô, góp phần giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Cuối năm 1977, bọn phản động Pol Pot tiến hành chống phá Việt Nam điên cuồng, ông được điều động về nhận nhiệm vụ làm Trưởng phòng Tác chiến Quân đoàn; sau đó làm Phó sư đoàn trưởng Sư đoàn 320. Cuối mùa khô năm 1978, ông chỉ huy sư đoàn đánh xuyên từ huyện lỵ Memot (tỉnh Kampong Cham, Campuchia) theo đường 7 (Campuchia) tấn công sở chỉ huy mặt trận của Pol Pot ở Krong Suong (tỉnh Tboung Khmum) bằng lực lượng cơ giới hành tiến thọc sâu. Chỉ trong 1 ngày đơn vị đã diệt gọn mục tiêu. Tiếp đó, trong chiến dịch giải phóng Phnom Penh đầu tháng 1/1979, Sư đoàn 320 do ông chỉ huy đã kiên cường vượt sông Mê Kông dưới mưa đạn, tấn công làm chủ Thị xã Kampong Cham, mở cửa cho Sư đoàn 10 tiến vào giải phóng Phnom Penh. Thực hiện mệnh lệnh của trên, ông tiếp tục cùng đơn vị ở lại làm nhiệm vụ quốc tế trên đất bạn với tinh thần cộng sản quốc tế trong sáng, được nhân dân Campuchia tin yêu gọi là “đội quân nhà Phật”.
Trở về nước, những kinh nghiệm, bài học quý được tích lũy qua các chiến trường khốc liệt với biết bao nhiêu cuộc thử lửa cam go đã được ông vận dụng sáng tạo qua gần 10 năm trên cương vị chỉ huy Quân đoàn 3 tham gia giữ địa bàn trọng yếu, rồi ra bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc và tổ chức hành quân trở lại Tây Nguyên xây dựng Quân đoàn chủ lực trong thế trận mới vừa sẵn sàng chiến đấu, vừa tham gia xây dựng Tây Nguyên an ninh và giàu đẹp.
Trước khi nghỉ hưu, ông còn có 10 năm làm Cục trưởng Cục Quân lực và Hiệu trưởng Trường sĩ quan Lục quân 1. Những năm công tác tại Trường sĩ quan Lục quân 1, bằng lý luận và thực tiễn chỉ huy chiến đấu của mình, vị tướng dày dặn trận mạc Khuất Duy Tiến đã truyền thụ kinh nghiệm quý báu cho giáo viên, học viên trong sự nghiệp dạy và học. Chính những câu chuyện, trận đánh mà ông trực tiếp làm công tác chỉ huy tham mưu và tham gia chiến đấu, là những minh chứng sinh động, hào hùng để các học viên học tập, noi theo.
Và nghệ thuật nghi binh hoàn hảo trong Chiến dịch Tây Nguyên
Đánh chiếm Buôn Ma Thuột là trận đánh có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với Đại thắng mùa xuân năm 1975. Điểm nổi bật nhất trong nghệ thuật tác chiến ở Chiến dịch Tây Nguyên năm 1975 là việc lên kế hoạch nghi binh lừa địch, sau đó bất ngờ tấn công và giành chiến thắng. Nghệ thuật ấy đã tạo nên chiến thắng thần tốc 1 ngày bằng 20 năm. Và người chắp bút viết bản kế hoạch nghi binh hoàn hảo này chính là Trung tướng – Anh hùng lực lượng vũ trang Khuất Duy Tiến, lúc đó ông nguyên là Trưởng phòng Tác chiến mặt trận Tây Nguyên.
Trên 10 trang giấy, một kế hoạch tác chiến hoàn hảo đã được tạo ra. Trung tướng Khuất Duy Tiến từng kể rằng, khi đó, ở Tây Nguyên ta có 2 sư đoàn, Sư đoàn bộ binh 10 bám ở Kon Tum, Sư đoàn 320 hoạt động ở phía Nam Pleiku. Địch nhận định ta sẽ đánh vào Kon Tum và Pleiku (phía Bắc Tây Nguyên), chứ không đánh xuống phía Nam, vì để đánh được Đắk Lắk, ta phải đi mất khoảng 300 km đường rừng, nhiều sông suối, nên việc hành quân, rồi đưa xe tăng, pháo vào sẽ rất khó khăn. Chúng tôi tương kế tựu kế theo nhận định của địch, lên kế hoạch nghi binh đánh lừa, cho địch lầm tưởng ta chuẩn bị đánh Kon Tum, Gia Lai, nhưng thực tế là ta lại điều quân đi xuống phía Nam Tây Nguyên, chuẩn bị đánh Buôn Ma Thuột.
Kế hoạch nghi binh được thực hiện cẩn thận, tỉ mỉ. Khi đó, các sư đoàn đều có máy thông tin (máy truyền tin) loại 15w để chỉ huy xuống các trung đoàn và liên lạc với Bộ Tư lệnh chiến dịch. Khi ta quyết định điều Sư đoàn 10 và Sư đoàn 320 hành quân từ Kon Tum và Pleiku đến Đắk Lắk, Buôn Ma Thuột, thì để máy truyền tin lại, cử báo vụ ở đó, hàng ngày vẫn phát tin bình thường. Mặt khác, ta đưa tin vào trong nhân dân, những huyện gần căn cứ địch ở Kon Tum và Pleiku, để các địa phương chuẩn bị lực lượng, làm đường, kéo pháo, tải lương… để vào đánh Kon Tum và Pleiku… Ta cũng để 1-2 xe tăng cơ động, xe kéo pháo; một số trung đội công binh chuẩn bị chất nổ, theo đúng thời gian kế hoạch, tổ chức đánh bộc phá, làm đường để kéo pháo vào… Khi đó, máy bay do thám của địch trên không, quân thám báo của địch thăm dò thấy vậy nên tin là ta sẽ đánh Kon Tum.
Đối với lực lượng hành quân xuống phía Nam luôn đảm bảo ngụy trang kỹ lưỡng, ngày vào rừng, tối hành quân… đi đến đâu ngụy trang xóa dấu vết đến đó. Cứ như vậy, từ cuối tháng 10/1974, đến tháng 2/1975, hơn 4 vạn quân thuộc 3 Sư đoàn bộ binh, các binh chủng xe tăng thiết giáp, pháo cao xạ… đến nơi tập kết ở phía đông Buôn Ma Thuột mà địch không hề phát hiện. Song song thời điểm đó, để che mắt địch, ta điều Sư đoàn 968 ở Nam Lào hành quân sang để dùng đơn vị này nghi binh thay thế Sư đoàn 10 và Sư đoàn 320 vào Kon Tum làm lực lượng nghi binh và sẵn sàng chiến đấu.
Cùng với những kế hoạch đó, Bộ Tư lệnh mặt trận thống nhất, đánh một bức điện để lừa địch. Bức điện do chính Trung tướng Khuất Duy Tiến thảo, có nội dung: Thông báo cho các đơn vị, địch đã bị ta lừa, chúng tin là ta sẽ tập trung đánh vào Buôn Ma Thuột (phía Nam Tây Nguyên). Nên các đơn vị chuẩn bị lực lượng thật tốt để sẵn sàng đánh vào phía Bắc Tây Nguyên khi có lệnh. Bức điện vừa được gửi đi, địch đã nhận được ngay, dù nghi hoặc không biết thông tin nào đúng, nhưng chúng vẫn tiếp tục cho lực lượng đi lùng sục ở Ya Leo và các khu vực khác. Bộ Tư lệnh mặt trận yêu cầu các sư đoàn bí mật lui về phía Tây, chỉ để lại một lực lượng trinh sát nhỏ theo dõi chiến trường. Không thể dùng điện đàm vì sợ lộ, nên Trưởng phòng tác chiến Khuất Duy Tiến trực tiếp đến tận nơi truyền lệnh để quân ta lui về.
Cùng thời gian đó, ở Kon Tum và Gia Lai, ta hạ lệnh truyền tin, chuẩn bị đi dân công, tải thương, tải đạn, kéo xe tăng… áp vào đánh địch. Sư đoàn 968 nhận lệnh kéo pháo đánh ngay đồn Thanh An, bắn pháo vào Pleiku. Từ mùng 1-3/3, ta đánh mạnh ở Gia Lai, Kon Tum, khiến địch tin rằng ta chuẩn bị đánh Bắc Tây Nguyên thật. Cũng trong thời gian đó, Trung đoàn 95 đánh và giải phóng đoạn đường 20 cây số trên đường 19 đi từ Quy Nhơn lên Pleiku.
Ngày mùng 4/3, Trung đoàn 25 đánh chiếm và cắt con đường 21 chạy qua Đắk Lắk xuống Khánh Hòa, Cam Ranh, diệt đoàn xe địch, bắt tù binh và cắt luôn đường chi viện của địch cho Đắk Lắk, Buôn Ma Thuột. Từ ngày 6-8/3, Sư đoàn 320 đánh và khóa chặt tuyến đường 14 từ Pleiku, Kon Tum đi Buôn Ma Thuột. Đến mùng 8, toàn bộ các tuyến đường tiếp viện đã bị chặn, địch không đưa được quân lên tiếp viện, ta “trói” được địch ở Buôn Ma Thuột để tấn công. Liên tiếp những ngày sau đó, các mũi tấn công của ta nhận lệnh theo kế hoạch đánh chiếm Đức Lập, Buôn Ma Thuột, lần lượt làm chủ các căn cứ của địch… và đến ngày 24/3, ta làm chủ hoàn toàn Tây Nguyên. Lúc này, kế hoạch nghi binh đã hoàn thành tốt đẹp.
Theo PGS.TS Nguyễn Mạnh Hà (nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng), kế hoạch nghi binh trong Chiến dịch Tây Nguyên là “cuộc nghi binh hoàn hảo” trong kháng chiến chống Mỹ, chúng ta đã giữ được bí mật đến phút chót, khiến quân đội chính quyền Sài Gòn bất ngờ, không kịp trở tay. Việc ta đánh Buôn Ma Thuột là đòn điểm huyệt, làm rung động thế bố trí của toàn quân đội Sài Gòn ở Tây Nguyên. Bởi Nguyễn Văn Thiệu và tướng lĩnh ngụy quyền Sài Gòn đã phạm sai lầm lớn về chiến lược, đó là rút bỏ khỏi Tây Nguyên để lui về cố thủ giữ Sài Gòn và các tỉnh duyên hải miền Trung. Sai lầm này của Nguyễn Văn Thiệu đã dẫn đến sự sụp đổ của ngụy quyền Sài Gòn, đồng thời tạo ra thời cơ chiến lược rất lớn cho ta tiến vào Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước.
Bản thảo kế hoạch nghi binh được Trung tướng Khuất Duy Tiến lưu giữ cẩn thận suốt gần 40 năm. Đầu năm 2009, hưởng ứng cuộc vận động “Sưu tầm và giới thiệu những kỷ vật kháng chiến”, ông đã đem kỷ vật ấy tặng Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam.
Người đảng viên mẫu mực
Phát biểu tại Lễ đón nhận bằng xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh Chiến thắng Chư Bồ-Đức Cơ ngày 28/4/2021, Trung tướng Khuất Duy Tiến rưng rưng tâm sự: “Tôi vẫn thường nói với con cháu, cơ thể tôi do cha mẹ sinh ra chỉ có 20%, còn 80% là do các liệt sĩ anh dũng chiến đấu để cho tôi được sống. Vì vậy, nếu còn sống ngày nào, chúng ta hãy gắng sống tốt chừng ấy, để không cảm thấy hổ thẹn với các bậc tiền nhân”. Còn về danh hiệu, ông cho biết: “Danh hiệu anh hùng này là của tất cả các đồng chí liệt sĩ Sư đoàn 320 gắn cho tôi chứ bản thân tôi, tôi chỉ là người tham gia, đại diện cho anh em tôi”. “Công của mình là công của các anh em liệt sĩ”. “Ơn đó sâu sắc lắm”. “Trả bao giờ cho hết”. Với tâm niệm này, sau khi dành cả cuộc đời cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, trở về với cuộc sống đời thường, Trung tướng Khuất Duy Tiến tiếp tục là một công dân mẫu mực, có nhiều đóng góp tâm huyết xây dựng Thủ đô và đất nước.
Trung tướng Khuất Duy Tiến luôn tích cực tham gia bảo vệ Đảng, chính quyền, chế độ xã hội chủ nghĩa, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, chống phá của các thế lực thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; tham gia góp ý các văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng; tham gia các hoạt động Đảng, chính quyền tại địa phương và Hội Cựu chiến binh; tích cực giao lưu, nói chuyện truyền thống nhằm giáo dục cách mạng cho thế hệ trẻ.
Trưởng thành từ người lính, dấu chân của Trung tướng Khuất Duy Tiến – nguyên Tư lệnh Quân đoàn 3 đã in đậm trên mảnh đất Tây Nguyên. Mỗi lần vào thăm lại chiến trường xưa, vị tướng của chiến trường năm nào vẫn luôn trăn trở về sự phát triển ở vùng đất có vị trí chiến lược này. Theo Thiếu tướng Nguyễn Văn Lanh – Chính ủy Quân đoàn 3: Trung tướng Khuất Duy Tiến không chỉ là người chỉ huy, người thủ trưởng có nhiều đóng góp vào quá trình hình thành và phát triển của Quân đoàn mà ông còn như một người anh, người cha của cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị. Mỗi lần vào thăm, thủ trưởng luôn tâm sự rằng: Bà con các dân tộc Tây Nguyên đã che chở, bao bọc, giúp đỡ đơn vị cả trong chiến tranh và hòa bình. Chính vì thế, các đồng chí phải quan tâm, chăm lo đời sống người dân, tập trung xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân vững mạnh để Tây Nguyên ngày càng giàu đẹp.
Trung tướng Khuất Duy Tiến cùng gia đình thường xuyên giúp đỡ các thương binh, gia đình liệt sĩ và bạn chiến đấu có hoàn cảnh khó khăn, ủng hộ Trường Sĩ quan Lục quân 1 xây dựng tượng đài Bác Hồ; đồng thời tích cực ủng hộ các quỹ: Khuyến học, chăm sóc trẻ em, Người cao tuổi, Chữ Thập đỏ… Ông luôn là tấm gương sáng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân khu dân cư, nhất là đối với các thế hệ cựu chiến binh.
Ông cùng vợ là bà Vũ Thị Hồng Vân sinh thành, dưỡng dục nên 4 người con thành đạt, là những hạt nhân tiên tiến. Con trai cả là Trung tướng, Tiến sĩ Khuất Việt Dũng, nguyên Chính ủy Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng (Bộ Quốc phòng); con gái thứ hai là Tiến sĩ xã hội học Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển xã hội; con gái thứ ba là Thạc sĩ, Bác sĩ Khuất Hải Oanh, Giám đốc Trung tâm phát triển xã hội; con trai út là Tiến sĩ Khuất Việt Hùng, Viện trưởng Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông Vận tải (Bộ Giao thông Vận tải), đồng thời là Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông quốc gia…
Với những đóng góp xuất sắc của mình, Trung tướng Khuất Duy Tiến đã được Đảng, Nhà nước trao tặng nhiều huân, huy chương cao quý: Huân chương Quân công hạng Ba, hạng Nhì; Huân chương Kháng chiến chống Pháp hạng Ba; Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất; 2 Huân chương Chiến công hạng Nhất; Huân chương Chiến sĩ vẻ vang (Nhất, Nhì, Ba); Năm 2013, ông được Đảng, Nhà nước tặng Danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Đặc biệt, Danh hiệu công dân Thủ đô ưu tú mà thành phố Hà Nội trao tặng (năm 2023) khi ông được trao ở tuổi 92 thêm một lần nữa khẳng định người lính Bộ đội Cụ Hồ đã sống xứng đáng với ngày hôm qua của mình.
Nhận xét của nhà cái Ubet68
Trung tướng, Anh hùng LLVT nhân dân Khuất Duy Tiến – Biểu tượng vẻ dũng cảm trong lịch sử quân đội Việt Nam. Ông không chỉ là nguồn cảm hứng vô tận cho thế hệ mai sau mà còn là minh chứng cho bản lĩnh và tinh thần chiến đấu bất khuất. Nói đến Khuất Duy Tiến, không thể không nhắc đến nghệ thuật nghi binh trong Chiến dịch Tây Nguyên. Chính nhờ sự sáng tạo và tài năng của ông mà chiến thắng thần tốc, 1 ngày bằng 20 năm, đã được chắp cánh.
Đúng như tinh thần của Khuất Duy Tiến, tại Ubet68, chúng tôi không ngừng sáng tạo và đổi mới để mang đến trải nghiệm cá cược tuyệt vời nhất cho người chơi. Với giao diện tinh tế và hệ thống bảo mật hiện đại, Ubet68 cam kết đem đến sân chơi an toàn và tin cậy nhất. Chúng tôi tự hào về đa dạng trò chơi và chính sách khuyến mãi hấp dẫn, đem tới những trải nghiệm đầy hứng khởi và giá trị cho người chơi. Đội ngũ hỗ trợ chuyên nghiệp luôn sẵn sàng lắng nghe và giúp đỡ bạn bất kỳ lúc nào. Hãy đồng hành cùng Ubet68 để trải nghiệm không gian cá cược tuyệt vời nhất!
Từ khoá được tìm kiếm nhiều nhất: ubet68, ubet68 casino, ubet68one, ubet68 one